APPE News

Gần Tết Mậu Tuất 2018: Thương lái ép giá nông dân vì nguy cơ thừa lợn

Gần Tết Mậu Tuất 2018: Thương lái ép giá nông dân vì nguy cơ thừa lợn

Trong khi giá lợn trên thị trường vẫn không thể đủ cho người nuôi có lãi, nhưng nguy cơ dư thừa thịt lợn là hoàn toàn có thể, nhất là trong bối cảnh nông dân buộc phải xuất chuồng trước Tết Nguyên đán.

Càng “lỳ” càng lỗ

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Kim Đoán cho biết: Với mức giá lợn giảm sâu như hiện nay, người chăn nuôi nhỏ lẻ coi như không thu được gì sau những ngày vất vả “họ mất hết rồi, còn gì nữa đâu mà không buồn. Có một giai đoạn giá lợn lên khoảng trên 30 nghìn đồng/kg, nhưng chỉ một giai đoạn ngắn giá lại xuống thấp.

Với mức giá như hiện nay khoảng 30 nghìn đồng/kg, các trang trại chăn nuôi công nghệ cao quy mô hàng chục nghìn con, các doanh nghiệp (DN) có cơ hội lãi, nhưng các nông hộ nhỏ lẻ thì coi như “chết chắc””- ông Nguyễn Kim Đoán - buồn rầu cho biết. Theo ông, với giá như hiện nay, các hộ chăn nuôi khoảng từ 500 con lợn trở xuống đã phải dẹp chuồng. Các hộ nuôi mấy nghìn con cũng giảm đi 20-30%. Tổng đàn của nông dân hiện nay đã giảm 50%, các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ đã phải đóng chuồng vì không thể còn vốn để tiếp tục kéo dài. Những hộ “lỳ” hơn cũng đã phải buông tay vì càng “lỳ” càng lỗ”.

Theo ông Nguyễn Kim Đoán, các hộ chăn nuôi lợn phải bỏ nghề hiện nay không kiếm được nghề mới để có nguồn thu nhập ổn định như trước; thanh niên trai tráng thì rời quê đi công nhân hoặc đi làm thuê kiểu “lao động tự do”, những người trung tuổi không còn sức lao động, thì quanh quẩn ở nhà không biết làm gì để có thu nhập. Hệ lụy từ vấn đề này là rất lớn.

Nhiều lần trao đổi với chúng tôi, ông Đoán cũng bày tỏ nỗi bất lực khi cá nhân ông cũng như Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai không thể giúp được nhiều cho nông dân. Giá lợn giảm sâu và cơn bão khủng hoảng giá đã quét vào ngành chăn nuôi nội địa, khiến các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ không thể cầm cự, phải nhường sân chơi cho các tập đoàn lớn, các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều lần ông cũng tỏ nghi ngờ về khả năng thao túng thị trường của những DN lớn, có bàn tay “làm giá” trong thời gian vừa qua, khi một số DN chăn nuôi FDI sẵn sàng chịu lỗ tới hàng chục tỉ đồng để đẩy giá lợn giảm sâu sát đáy trong thời gian dài khiến nông dân không thể cầm cự, phải dừng cuộc chơi, nhường “sân nhà” cho DN ngoại trường vốn. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, một vài DN gần như làm chủ thị trường, có sức ảnh hưởng mạnh đến mức, giá lợn trên thị trường đều dựa vào mức giá niêm yết của DN này để trồi sụt.

Gần Tết Mậu Tuất 2018: Thương lái ép giá nông dân vì nguy cơ thừa lợn - Ảnh 1.

Một trang trại đang còn hàng nghìn con lợn thịt tại Hà Nội. Ảnh: THẾ ANH

 

Mất “sân chơi” vào tay “ông lớn”

Cũng theo ông Nguyễn Kim Đoán, nghịch lý là trong khi 50% hộ chăn nuôi lợn đã phải “treo chuồng”, nhưng ngược lại, con số thống kê chăn nuôi lợn tại Đồng Nai hồi tháng 10.2017 cho thấy số lượng lợn tại địa phương này đã tăng khoảng 300 nghìn con, từ 1,7 triệu con năm 2016 lên mức 2 triệu con năm 2017 (số liệu đến tháng 10). Thực tế cho thấy, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bị phá sản, nhưng các DN lại mở rộng quy mô, trong đó chủ yếu là các DN đầu tư nước ngoài (FDI) chăn nuôi theo công nghệ cao. Theo nguồn tin của PV, mặc dù một số DN lớn (như CP) cho rằng, tỉ trọng chăn nuôi lợn của họ chỉ chiếm khoảng 5% thị trường, “không đủ sức chi phối giá thị trường” - nhưng thực tế, số lượng lợn họ “gia công” tại các hộ dân lên tới hàng chục nghìn con/hộ.

Lãnh đạo một DN cũng cho biết, ký hợp đồng gia công với nông dân, họ bao trọn từ khâu con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, giết mổ và chế biến; nông dân hầu như chỉ còn vai trò “nuôi thuê”. Điều này có nghĩa là ngành chăn nuôi đã gần như thay đổi: Người nông dân không còn làm chủ thị trường nữa, mà phải nhường lại cho các DN mạnh vốn hơn, bởi theo ông, với mức giá 30 nghìn đồng/kg, các DN chăn nuôi khép kín với quy mô hàng trăm nghìn con có lãi, nhưng nông dân thì phải bán được lợn ở mức 35 nghìn đồng/kg thì mới mong có lãi chút đỉnh” - ông Nguyễn Kim Đoán cho biết.

 

Nguy cơ dư thừa lợn, thương lái “ép giá” nông dân

Từ 3 tuần nay, giá thịt gia súc trên thị trường không tăng, trái ngược hoàn toàn với quy luật hằng năm, giá thịt gia súc, gia cầm dịp Tết Nguyên đán gần như “tăng từng ngày”. Thậm chí ngược lại, giá thịt lợn trên thị trường còn giảm mạnh, trong khi chỉ còn hơn 2 tuần nữa là Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng thịt lợn để chế biến giò, chả, thực phẩm ăn liền… lớn gấp 2-3 lần ngày thường. Nhiều nông dân cho biết, chuồng trại của họ vẫn tồn rất nhiều lợn thịt.

Ông Nguyễn Thế Anh - một trong những chủ trang trại lợn lớn nhất tại Ứng Hòa (Hà Nội) - cho biết: Giá lợn xuống thấp nhưng đến lứa là phải xuất chuồng nếu không sẽ “chết tiền cám”. Lợi dụng điều này, thương lái luôn tìm cách ép giá đến mức “đáy”. Hiện tại, cứ mỗi kilôgam lợn bán ra, người nuôi lỗ 2.000 đồng, nhưng vẫn phải cắn răng bán. “Từ khi giá xuống thấp, hơn 15 tháng qua chúng tôi phải cầm cự nuôi để chờ thị trường ấm lại, nhưng đến sát tết giá lợn vẫn ở mức đáy. Đến thời điểm này, trang trại của gia đình tôi đã lỗ 70 tỉ đồng, trong chuồng vẫn còn khoảng 10 nghìn con” - ông Nguyễn Thế Anh cho biết.

Ông Nguyễn Văn Chiểu - chủ một trang trại nuôi lợn tại xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) - cũng chia sẻ: Trang trại của ông còn 2.000 con lợn thịt, số lượng lợn bán ra không quá chậm, nhưng giá rất thấp chỉ 30.000-31.000 đồng/kg, còn phần lớn là lỗ. Nhưng vì làm nghề, lỗ cũng phải theo đến cùng để chờ tình hình khả quan hơn. Dù không nói rõ con số cụ thể, nhưng ông Chiểu cũng thừa nhận số lỗ đã lên tới “nhiều tỉ đồng”. Thế nhưng, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Xuân Dương - Phó cục Trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, số lượng đầu lợn không tăng, chỉ tăng khoảng 1,5% sản lượng thịt lợn. Hiện nay tổng số lợn nái đã giảm 500 nghìn con, hiện còn ở mức 3,8 triệu con nái.

Lý giải về nguyên do giá thịt lợn trên thị trường giảm sút, ông Dương cho rằng đây là vấn đề cung cầu của thị trường và thừa nhận, thương lái đang có xu hướng ép giá người chăn nuôi, mặc dù lượng thịt trên thị trường không bị thừa. Người chăn nuôi cần tỉnh táo lựa chọn thông tin, không bị thương lái tung tin giả làm nhiễu loạn thị trường để trục lợi cho bản thân và gây thiệt hại cho nông dân.

View more

Giá lợn hơi tăng lên 34.000 đồng/kg, nông dân khấp khởi hi vọng vụ Tết

Giá lợn hơi tăng lên 34.000 đồng/kg, nông dân khấp khởi hi vọng vụ Tết

Thông tin mới nhất theo ghi nhận của PV Dân Việt, giá lợn (heo) hơi hôm nay 15.12 tăng ở cả 3 miền. Đặc biệt ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, tư thương thu mua lợn hơi với giá 34.000 đồng/kg, tăng 4.000 đồng so với tuần trước.

Trao đổi với phóng viên, anh Trương Văn Quynh ở thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, Hà Giang phấn khởi cho biết, anh vừa xuất bán 15 con lợn siêu nạc, biểu cân 120 kg/con với giá 34.000 đồng/kg. Theo anh Quynh, so với tuần trước, thì giá lợn hôm nay 15.12 tăng hẳn 4.000 đồng/kg.

“Hiện gia đình tôi đang nuôi 7 con lợn nái siêu nạc và 50 con lợn thương phẩm. Thấy giá lợn tăng lên 34.000 đồng/kg, chúng tôi phấn khởi lắm, phần nào vớt vát được chút vốn”, anh Quynh cho biết.

Theo anh Quynh, sở dĩ lợn hơi ở Hà Giang và một số vùng miền núi phía Bắc giá cao hơn các nơi khác là do ở đây giáp biên giới Trung Quốc, giao thương buôn bán thuận tiện.

Đặc biệt ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Điện Biên, tư thương thu mua lợn hơi hôm nay 15.12 với giá 34.000 đồng/kg hơi, tăng 4.000 đồng so với tuần trước.

Ở Ninh Bình, thông tin mới nhất giá lợn (heo hơi) hôm nay 15.12 dao động từ 30.000 – 31.000 đồng, tăng nhẹ so với tuần trước đó.

Trò chuyện với phóng viên Dân Việt, ông Trịnh Duy Tân – Giám đốc hợp tác xã Chăn nuôi Tân Tiến ở xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cho biết: "Hợp tác xã có 39 thành viên tham gia, quy mô chăn nuôi của toàn hợp tác xã hiện đạt 700 lợn nái ngoại, mỗi năm xuất ra thị trường 700 tấn thịt lợn hơi, 7.000 con lợn giống. Ở thời điểm này, một số anh em trong hợp tác xã xuất bán lợn hơi với giá từ 30.000 – 31.000 đồng/kg. Mặc dù giá chưa tăng cao hẳn, nhưng đây cũng là tín hiệu tích cực cho các thành viên hợp tác xã, nhất là khi Tết Nguyên đán sắp cận kề”.

Trong khi đó, tại Bắc Ninh, Thái Nguyên, giá lợn hơi hôm nay lại chỉ đạt từ 28.500 – 29.000 đồng/kg.

Ngày 14.12, trao đổi với Dân Việt, anh Đào Viết Xuê ở xã Phù Lương, huyện Quế Võ (Bắc Ninh) cho biết: “Hiện gia đình tôi đang nuôi hơn 100 nái và 3.000 lợn thương phẩm. Với giá bán lợn hơi hôm nay dao động từ 28.500 – 29.000 đồng/kg thì người chăn nuôi chúng tôi vẫn lỗ đau đớn. Tôi đang nghe ngóng tình hình giá lợn thế nào rồi mới quyết định bán tiếp”.

Giá lợn hơi tăng nhẹ tại miền Bắc, nhiều nông dân nghe ngóng tình hình giá lợn thế nào rồi mới quyết định bán tiếp.

Tại miền Trung, anh Hồ Tú Nam (SN 1973) ở thôn Sơn Bình 2, xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) cũng cho biết giá lợn siêu nạc tại đây đang tăng nhẹ so với tuần trước, dao động từ 30.000 – 31.000 đồng/kg. Hiện gia đình anh Nam đang tích cực chăm đàn lợn thương phẩm hơn 50 con, mong gỡ gạc lại chút ít vào dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất sắp tới.

Ở miền Nam, hiện tại đây là khu vực có giá heo bình quân thấp nhất cả nước, mức giá phổ biến từ 27.000 - 28.000 đồng một kg. Các địa phương như Đồng Nai, Bìa Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng giá heo hơi hôm nay đang ở mức khá thấp, từ 26.000 đồng đến 26.500 đồng/kg. Giá heo hơi toàn miền Nam dao động từ 26.000 - 30.000 đồng/kg.

View more

APPE - Hội nghị nâng cao năng suất chăn nuôi 2018

APPE - Hội nghị nâng cao năng suất chăn nuôi 2018

Ngành chăn nuôi năm 2017 gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân là do khâu xuất khẩu và giá thịt heo trong nước rất thấp trong 6 tháng đầu năm. Ước tính sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng đạt 2,2 triệu tấn, điều này đã làm thiệt hại rất lớn đối với người chăn nuôi. Theo đó, do giá lợn xuống thấp, đã có ít nhất 900.000 hộ chăn nuôi phải bỏ nghề.

Thấu hiểu được những khó khăn mà người chăn nuôi đang gặp phải, ngày 25/11/2017 vừa qua Chương trình Hội nghị “Nâng cao năng suất chăn nuôi 2018” đã diễn ra tại Hưng Yên. Chương trình được hợp tác bởi Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam & Công ty CP APPE JV Việt Nam- là 1 trong những thương hiệu uy tín chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi, con giống, thuốc của tập đoàn hàng đầu nước Mỹ AGROUP. Cùng khách mời là những Đại lý phân phối TACN, và chủ trang trại trại tại Hưng Yên

Mở đầu chương trình là văn nghệ chào mừng của NH Vietinbank

Tiếp theo chương trình, đại diện Ngân hàng Vietinbank  - Ông Đặng Sỹ Hòa - Giám đốc ngân hàng TMCP Công thương VN chi nhánh Mỹ Hào lên chia sẻ về mục đích của chương trình, tâm tư trăn trở về những khó khăn NCN đang gặp phải. Ông Hòa cho hay “ sau khoảng thời gian hợp tác và tìm hiểu về đối tác là tập đoàn AGROUP nói chung, và Công ty CP APPE JV Việt Nam nói riêng, đây là một đơn vị thật sự đáng tin cậy cho người chăn nuôi cả về chất lượng, dịch vụ, và giá cả. Đây cũng chính là lý do hôm nay, ngày 25/11/2017 đã diễn ra buổi hội nghị này”.

H/a: Ông Đặng Sỹ Hòa - Giám đốc ngân hàng TMCP Công thương VN chi nhánh Mỹ Hào

Để đưa ra biện pháp nâng cao năng suất chăn nuôi trong năm 2018 tới, ông Hòa mời đại diện Công ty CP APPE JV Việt Nam – Ông Roger Hanks – Thành viên hội đồng quản trị tập đoàn AGROUP Việt Nam chia sẻ những giải pháp chăn nuôi.

H/a: Ông Roger Hanks – Thành viên hội đồng quản trị tập đoàn AGROUP

Là chủ trang trại lớn Ô. Bùi Ngọc Khanh đã và đang tin dùng sản phẩm chất lượng của APPE từ con giống, thức ăn chăn nuôi đến thuốc phòng và chữa bệnh cho gia súc gia cầm, cũng có những lời chia sẻ về tình trạng trại của mình, và quá trình sử dụng sản phẩm của APPE, “Có rất nhiều trang trại khác lợn con thường xuyên bị tiêu chảy khi sử dụng sản phẩm TA của đơn vị khác, nhưng khi được tôi giới thiệu sản phẩm TACN của APPE thì tình trạng này không còn.” Sau cùng là lời cảm ơn của ông Khanh tới toàn thể cán bộ công nhân viên - bộ máy của APPE đã đưa ra thị trường những sản phẩm thật sự chất lượng, luôn đồng hành cùng người chăn nuôi xuyên suốt các quá trình.

H/a: Ô. Bùi Ngọc Khanh – Khách hàng sử dụng sản phẩm của APPE

Kết thúc chương trình là lời hứa từ Ngân hàng Vietinbank, và APPE với những chính sách hỗ trợ tài chính tốt nhất tới khách hàng khi sử dụng sản phẩm của APPE, và ngược lại khách hàng cũng sẽ nhận được những ưu đãi tốt nhất về cả chất lượng và dịch vụ về phía Công ty CP APPE JV Việt Nam.

View more

AGROUP Việt Nam chính thức ra mắt trại heo giống tiêu chuẩn quốc tế tại Sơn Động, Bắc Giang

AGROUP Việt Nam chính thức ra mắt trại heo giống tiêu chuẩn quốc tế tại Sơn Động, Bắc Giang

Ngày 07/04/2017 Tập đoàn AGROUP Việt Nam, Công ty cổ phần APPE JV Việt Nam đã chính thức ra mắt trang trại Sơn Động – Bắc Giang. Với tổng diện tích hơn 358 ha, thuộc hệ thống hơn 30 các trang trại heo giống và heo thương phẩm chữ A dựa trên công nghệ tiên tiến của đối tác Đan Mạch.

Đây được coi là một trong số những trang trại lớn nhất và hiện đại nhất trong hệ thống các trang trại thương hiệu chữ A, dựa trên công nghệ tiên tiến của đối tác Đan Mạch với tổng số vốn đầu tư trên 500 tỉ đồng, tổng diện tích 358 ha, quy mô dự kiến chăn nuôi 1200 cụ kỵ (GGP), 4800 ông bà (GP), 2400 bố mẹ (PS), công suất cung cấp ra thị trường 1400 PS/tháng và 5000 heo con xách tai thương phẩm/tháng.

(Lễ ra mắt trại Sơn Động – Bắc Giang)

(Chương trình văn nghệ chào mừng lễ ra mắt)

Tới dự lễ khai trương, Ông Roger Hanks – Thành viên hội đồng quản trị tập đoàn AGROUP Việt Nam có chia sẻ: " Bắc Giang là một trong những trọng điểm về chăn nuôi tại vùng Đồng Bằng Sông Hồng. Việc đưa vào hoạt động trang trại giống tại Bắc Giang sẽ giúp sản phẩm của Tập đoàn đến gần hơn với các hộ chăn nuôi, đồng hành cùng người chăn nuôi nâng cao chất lượng con giống, tiết kiệm chi phí đầu tư.

(Ông Roger Hanks – Thành viên hội đồng quản trị AGROUP Việt Nam)

Trại Sơn Động – Bắc Giang là một trong số những trang trại lớn nhất và hiện đại nhất trong hệ thống các trang trại thương hiệu chữ A, dựa trên công nghệ tiên tiến của đối tác Đan Mạch với tổng số vốn đầu tư trên 500 tỉ đồng, tổng diện tích 358 ha, quy mô dự kiến chăn nuôi 1200 cụ kỵ (GGP), 4800 ông bà (GP), 2400 bố mẹ (PS), công suất cung cấp ra thị trường 1400 PS/tháng và 5000 heo con xách tai thương phẩm/tháng.

Ông Nguyễn Xuân Hiên – Giám đốc hệ thống trang trại chữ A đã lắng nghe những khó khăn, vướng mắc của các chủ trại, từ đó ông đã chia sẻ những phương pháp và cách làm hiệu quả mà hệ thống trang trại chữ A đang áp dụng, từ khâu cải thiện chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc, vacxin, chuồng trại…với mục đích nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí, đặc biệt trong giai đoạn giá heo đang xuống thấp kỷ lục hiện nay.

(Chủ các trang trại tham dự buổi lễ)

Cũng tại buổi lễ, đại diện cho hệ thống thức ăn chăn nuôi APPE, Ông Vũ Ngọc Khoa đã chia sẻ một số chương trình của tập đoàn để đồng hành cùng người chăn nuôi trong giai đoạn khó khăn hiện nay như: cơ hội sử dụng miễn phí một số thiết bị chăn nuôi nhập khẩu của APPE, các chính sách hỗ trợ sử dụng thức ăn chăn nuôi…

Phát biểu tại buổi lễ, Ông Nguyễn Đại Dương, đại diện các khách hàng rất vui mừng và gửi tặng những lẵng hoa tươi thắm chúc mừng tập đoàn Agroup và sẵn sàng chào đón các sản phẩm heo giống chất lượng cao từ trại Sơn Động – Bắc Giang trong thời gian tới.

(Đại diện khách hàng tặng hoa chúc mừng buổi lễ)

Kết thúc buỗi lễ, Ông Roger Hanks – Thành viên hội đồng quản trị tập đoàn hy vọng các khách hàng sẽ tiếp tục hợp tác với AGROUP thành công hơn nữa trong thời gian tới. /

Nguồn tin: Phòng Marketing – Tập đoàn AGROUP

View more

Vì sao cấm sử dụng chất tạo nạc?

Vì sao cấm sử dụng chất tạo nạc?

Khi con người ăn phải thịt có chứa các chất β-agonist (chất tạo nạc) sẽ gây ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe có thể tích lũy trong cơ thể gây hậu quả kéo dài hoặc dẫn tới gây nhiều triệu chứng xấu tới sức khỏe như: Huyết áp, tim mạch và có thể gây ung thư.

Vừa qua, từ nhận định “sử dụng chất cấm trong chế biến thực phẩm, trong chăn nuôi diễn biến rất phức tạp, đang là vấn đề bức xúc, nguy hại cho sức khỏe người dân”, Chính phủ chỉ đạo các ngành liên quan, nhất là Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Bộ Công an tăng cường kiểm soát phát hiện, ngăn chặn và điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì chuyển xử lý hình sự.

Động thái trên xuất phát từ sự kiện đầu tháng 12 vừa qua, Bộ Y tế phát hiện Công ty TNHH hóa dược quốc tế Phương Đông nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol nhiều hơn số lượng cho phép tới 200kg và bán Salbutamol cho đơn vị, cá nhân không được phép. Bộ Y tế đã yêu cầu các doanh nghiệp không nhập khẩu loại nguyên liệu này. Vậy, Salbutamol là gì?

PGS.TS Lê Thị Hồng Hảo – Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) cho biết, Salbutamol được sử dụng để làm giảm co thắt phế quản trong các bệnh như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Salbutamol sulfate thường được dùng qua đường hít có tác dụng trực tiếp đến cơ trơn phế quản nên được sử dụng chủ yếu để điều trị co thắt khí quản cũng như bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính.

Ngoài ra, Salbutamol cũng được sử dụng trong sản khoa dưới dạng dịch truyền như là thuốc đỡ đẻ, làm giãn cơ mềm tử cung có tác dụng làm chậm sự đẻ non…

Lợi dụng tác dụng này nên người chăn nuôi đã cho vào thức ăn cho vật nuôi để tạo nạc thu lợi nhuận cao. Chất tạo nạc này thuộc nhóm β2-agonist (gồm các chất clenbuterol, ractopamin và salbutamol…), là các hợp chất tổng hợp phenethanolamine được sử dụng làm tác nhân để trị các bệnh về hô hấp trong y học. Các hợp chất này có cấu trúc tương tự với các dẫn xuất amine của catechol bao gồm dopamine, norepinephrine và epinephrine.

Nhân đây, PGS.TS Lê Thị Hồng Hảo cho hay, hiện trong dân còn đang dùng chất tạo màu vàng trong thực phẩm có tên vàng O. Tên hóa học của nó là Auramine O. Đây là chất nhuộm màu trong công nghiệp dệt, tan tốt trong nước, ethanol và cấm sử dụng trong thực phẩm.

Theo bà Hảo, khi sử dụng Salbutamol cho người, tác dụng phụ thường thấy nhất là run, lo lắng, đau đầu, rút cơ, khô họng và hồi hộp. Các triệu chứng phụ khác có thể bao gồm mạch đập nhanh, rối loạn nhịp tim, thiếu máu cục bộ cơ tim và rối loạn giấc ngủ và hành vi. Salbutamol dùng với lượng lớn sẽ gây hiện tượng tim đập nhanh, hệ thống thần kinh hưng phấn quá mức.

Khi con người ăn phải thịt có chứa các chất β-agonist sẽ gây ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe có thể tích lũy trong cơ thể gây hậu quả kéo dài hoặc dẫn tới gây nhiều triệu chứng xấu tới sức khỏe như: Huyết áp, tim mạch và có thể gây ung thư.

Chất vàng O cũng rất nguy hiểm với người. Nó gây dị ứng cho mắt, độc hại khi tiếp xúc với da, dị ứng cho da, dị ứng cho hệ hô hấp. Trong một số nghiên cứu, nó đã được cảnh báo có thể phá hủy ADN trong tế bào gan, thận và tủy xương. Bằng mắt thường chúng ta không thể nhận biết được chính xác thịt nào có chứa chất tạo nạc và vàng ô. Từ năm 2002, Bộ NN&PTNT đã cấm sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng một số hóa chất, kích thích tố trong chăn nuôi, trong đó có Salbutamol.

Còn PGS.TS Lê Văn Thọ – ĐH Nông lâm TP HCM cũng cho rằng: Auramine O được dùng trong công nghiệp nhuộm sợi, da và giấy, cũng có thể được dùng để in ấn, tạo màu trong các loại mực. Ông khuyến cáo tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm hoặc chất phụ gia trộn vào thức ăn cho người và động vật. Bởi theo những nghiên cứu trên động vật cho thấy, Auramine O gây ung thư ở chuột cống và chuột nhắt.

Như vậy, nếu chất Auramine O được trộn vào thức ăn cho gà hoặc pha nước nhúng gà sau khi đã giết mổ để tạo màu vàng hấp dẫn thì người ăn vào có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thịt gà bình thường có màu da trắng hồng hoặc màu vàng chanh rất nhạt. Vì vậy, không nên mua những con gà đã làm sẵn có màu da bất thường.

Chỉ có sự tẩy chay của người tiêu dùng, thì người sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc người giết mổ mới không cố tình tạo màu bằng những chất không được phép sử dụng.

View more

Hội nghị khách hàng APPE 2017

Hội nghị khách hàng APPE 2017

On 6/1/2017, APPE has successfully held the 2016 Customer Conference. In gratitude to our customers, agents, and farmers for their support of APPE.

 

View more

APPE nhận chứng nhận đầu tư tại Vĩnh Phúc

APPE nhận chứng nhận đầu tư tại Vĩnh Phúc

On 27/12/2016 APPE received the investment decision in Vinh Phuc, marking the boom after two years  in the Viet Nam feed market , APPE has confirmed the quality and brand On the market.

Continuing this development momentum, APPE continues to expand the investment scale of the feed mill in Vinh Phuc Province with the capacity of 70,000m2, capacity of 400,000 tons per year and 50 years of operation.

With a long-term strategic vision and the support of livestock farmers. APPE will continue to develop and provide the best products and suitable for Vietnam's breeding characteristics

View more

113 - 119 / 119